Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Tranh "Đám cưới chuột"

Trong dòng tranh Đông Hồ có một tấm tranh được đề tên khác nhau “Đám cưới chuột” hay “Trạng chuột vinh quy”.

Name:  tem-dam-cuoi-c.jpg Views: 86 Size:  121.9 KB


Thoáng nhìn tờ tranh "Trạng chuột vinh quy” hay “Đám cưới chuột", ta thấy bức tranh diễn tả một đám rước đầy đủ kèn trống, cờ quạt, lễ vật. Đám rước tiến hành trong không khí trang nghiêm,nhưng rất vui.

Name:  FDC-1996 b.jpg Views: 83 Size:  94.1 KB

Giữa đoàn rước là hai nhân vật chính: "Chuột anh" mũ mãng, cân đai chỉnh tề, cưỡi ngựa hồng đi trước, "Chuột nàng" ngồi kiệu theo sau.

Name:  FDC-1996 a.jpg Views: 82 Size:  72.5 KB

Sừng sững giữa đường, một lão mèo già hung dữ ngồi cản lối, giơ vuốt dọa nạt. Tùy theo trong tranh có chữ nghênh hôn, chú rể, hay tiến sĩ, vinh quy người ta gọi là tranh “Đám cưới chuột” hay “Trạng chuột vinh quy”.

Name:  MC-chuot 1.jpg Views: 82 Size:  153.4 KB



Nhìn sâu trong nét vẽ ta nhận thêm rằng họ nhà chuột vẫn có vẻ lo sợ, thấp thỏm, ngơ ngác, mắt lấm la lấm lét nhìn trước nhìn sau.Trên bức tranh có đề mấy hàng chữ :

Thử bối đệ ngư: chí, chí, chí nghĩa là đàn chuột dâng cá kêu chí, chí, chí.

Miêu nhi thủ lễ: mưu, mưu, mưu nghĩa là chú mèo giữ lễ kêu meo, meo, meo.

Lại có hàng chữ nôm ở góc trái phía trên:

Tác lạc nghĩa là làm vui
Khôn khôn khôn đã có dễ
Đỗ cao cưới vợ tiếng rằng hời

Name:  MC-chuot 2.jpg Views: 81 Size:  142.7 KB

Tổng thể tấm tranh toát lên việc họ nhà chuột muốn được yên thân thoát khỏi nanh vuốt "mèo già", đã phải trịnh trọng kèn trống rước lễ vật chim câu béo, cá chép to dâng biếu chú mèo đang vểnh râu, trừng mắt ngồi chờ. Tính độc đáo của tranh là biểu hiện sự chống đối tích cực của nhân dân về tệ nạn tham ô, ăn đút lót của bọn thống trị, là tiếng cười hóm hỉnh mỉa mai sâu cay của nhân dân lao động mặc dù trong tranh không chú thích cụ thể về ý đồ của tác giả.


Vậy sao hai tấm tranh có cùng nội dung, bố cục mà lại có thể lúc là đám cưới, lúc khác lại là đám rước vinh quy?

Phân tích bố cục của tấm tranh chúng ta thấy dường như tranh được chia thành hai phần, lằn chia khá rõ nét (bản khắc chính thống thì rõ nét hơn ) :

- Nửa dưới vẽ một đám rước trạng nguyên vinh quy. Đoàn rước đi trên đường cái, hoặc đường làng đã được dọn sạch cỏ, có cờ biển, "ngựa chàng đi trước, kiệu nàng theo sau".

- Nửa trên vẽ một đám rước ở thôn quê, hai bên đường cỏ mọc. Đám rước có kèn trống, lễ vật, bị mèo già chắn lối giống như bài thơ ngụ ngôn "Đám cưới chuột" trong kho tàng văn hoá truyền thống Liễu Đôi.

Name:  FDC-do.jpg Views: 77 Size:  78.1 KB


Nếu đúng là tấm tranh có hai phần như vậy thì chúng ta lại phải trả lời câu hỏi vì sao nghệ nhân lại vẽ hai đám rước khác nhau trên cùng một tấm tranh?

Căn cứ vào lời chú trong tranh "Bằng Liệt tân khắc lão thử thủ tân" (Bằng liệt mới khắc lại chuột già lấy vợ), chúng ta được biết rằng tấm tranh này mới được khắc lại, không rõ năm nào. Đây chỉ là một trong số nhiều dị bản. Các dị bản được nghệ nhân sửa đổi tuỳ hứng. Ngày nay chúng ta có tranh ghi bằng chữ hán, chữ nôm, chữ quốc ngữ. Và trong quá trình tái tạo, nghệ nhân nào đó đã đem ghép hai tấm tranh cùng vẽ đám rước - rước dâu và rước vinh quy - để làm thành một tấm mới.


Việc làm gán ghép này đã vô tình tạo ra một nội dung "đầu mèo đuôi chuột" khó hiểu. Các nghệ nhân đời sau tiếp tục chép lại tấm tranh ghép này, không thắc mắc gì cả. Vậy thì tấm tranh Tết nổi tiếng của ta đã được ghép từ hai tấm tranh khác nhau, nửa trên là "Đám cưới chuột", nửa dưới là "Trạng chuột vinh quy". Các chữ trong tranh đã được người đời sau sửa đổi, thêm bớt một cách tuỳ tiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét