Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Di sản thế giới ở Nhật Bản ( bộ 4 )

Bộ thứ 4 phát hành ngày 23-8-2001

Tài sản văn hóa của Cố đô Kyoto


Trong bộ 4 này giới thiệu tiếp 04 công trình 5, 6, 7, 8 tại TP. Kyoto là: Enryaku Ji, Daigo Ji, Ninna Ji và Byodo In.

Diên Lịch Tự (Enryaku-ji) là tu viện nằm trên ngọn núi Hiei (nên còn được gọi là Hieizan-Ji) nhìn xuống toàn thành Kyoto. Tu viện được xây dựng từ năm 767 đến 822, rộng lớn phức tạp với gần 3.000 điện miếu với một quân đội tăng binh (sohei) hùng mạnh thỉnh thoảng gây chiến tranh giành quyền lực với các tu viện và các thế lực chính trị khác. Trong kế hoạch loại bỏ các thế lực thù địch để thống nhất đất nước, vào năm 1571, Lãnh chúa Oda Nobunaga đã tấn công và phá hủy Enryakuji. Enryakuji hiện tại là kiến trúc được xây dựng lại từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Enryakuji có 3 khu chính: Todo (điện phía Đông), Saido (điện phía Tây), Yokawa. Các kiến trúc quan trọng nhất tập trung ở Todo.

* Tem 1: Căn bản trung đường
* Tem 2: Pháp đăng (đèn bất tử)
* Tem 3: Điện Ninai


Đề Hồ Tự (Daigo-ji) được xây dựng từ năm 874 nằm trên ngọn núi cùng tên. Được phân thành 2 khu chính: khu thượng và khu hạ. Đây là nơi lui tới cầu nguyện của Thiên hoàng Daigo, ông quy y ở đây và sau khi mất cũng được chôn cất tại đây.

* Tem 4: vườn Tam bảo viện
* Tem 5: vườn Tam bảo viện
* Tem 6: tháp 5 tầng


Nhân Hòa Tự (Ninna-ji) được Thiên hoàng đã thoái vị Uda thành lập năm 888. Tên chùa lấy theo niên hiệu của thời đại mà Thiên hoàng Uda trị vì. Giữa thế kỷ 15, thời loạn Onin, chùa đã bị thiêu trụi. Phần lớn các kiến trúc còn lại ngày nay có niên hiệu từ thế kỷ 17 do Shogun Tokugawa Iemitsu xây lại và xây thêm gồm cả một ngôi tháp 5 tầng và một vườn trồng cây sakura thấp.

* Tem 7: Ngự điện
* Tem 8: Tháp 5 tầng


Bình Đăng Viện (Byodo-in) được xây dựng từ năm 998 là nơi ở của Fujiwarano Michinaga, một trong những thành viên quyền lực nhất dòng tộc Fujiwara.

* Tem 9: Phượng Hoàng đường
* Tem 10: Vân Trung Cung Dưỡng Bồ Tát

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét